Thông báo về việc tổ chức tọa đàm “Nhân dạng người giảng viên – Yêu thương và trân quý bản thân trong phát triển nghề nghiệp” – CoP Văn hóa & Truyền thông xuyên quốc gia

Chủ đề tọa đàm: Nhân dạng người giảng viên – Yêu thương và trân quý bản thân trong phát triển nghề nghiệp

(Tên tiếng Anh: Lecturer identity: Self-love and self-worth in professional development)

 

Khái niệm “trường học hạnh phúc” là từ khóa được nhắc đến nhiều trong ngành giáo dục những năm gần đây. Trong bối cảnh đó, “chỉ số hạnh phúc” của bản thân người giảng viên cũng là vấn đề cần được quan tâm. Cộng đồng chuyên môn Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia xin trân trọng kính mời các thầy cô giảng viên và cán bộ trong trường tham dự tọa đàm “Nhân dạng người giảng viên:Yêu thương và trân quý và bản thân trong phát triển nghề nghiệp.”

Tọa đàm được tổ chức với mục đích để giảng viên thuộc COP VHTTXQG và các cán bộ giảng viên quan tâm trong trường cùng chia sẻ, thảo luận về khái niệm nhân dạng người giảng viên, yêu thương và trân quý bản thân trong phát triển nghề nghiệp. Từ đó, tọa đàm đưa ra một số gợi ý thực hành giúp giảng viên biết cách trân trọng, chăm sóc bản thân để trở thành người giảng viên hạnh phúc.

COP VHTTXQG

Thông tin cụ th về tọa đàm

  1. Thời gian tổ chức tọa đàm

14:00 – 17:00 ngày Thứ Hai, 27.02.2023

  1.  Hình thức tổ chức

Tọa đàm trực tuyến trên Zoom

(Meeting ID: 820 6210 6325, passcode: 2023)

  1. Dự kiến thành phần tham dự:
  • Chủ trì tọa đàm: TS. Nguyễn Thanh Hà – Khoa NN&VH các nước nói TA
  • Báo cáo viên 1: ThS. Văn Thị Thanh Bình – NN&VH các nước nói TA
  • Báo cáo viên 2: TS. Stephen Whitehead – Tổ chức tư vấn giáo dục Whitehead Lee & Associates
  • Và các thành viên COP VHTTXQG, cán bộ và giảng viên quan tâm trong trường
  1. Nội dung tọa đàm:

– Nhân dạng người giảng viên khoa NN&VH Các nước nói tiếng Anh: một số vấn đề trao đổi

– Yêu thương và trân quý bản thân trong phát triển nghề nghiệp của giảng viên: một số gợi ý thực hành

  1. Link đăng ký tham dự: TẠI ĐÂY
  2. Tóm tắt báo cáo nội dung báo cáo

6.1. Báo cáo số 1: Nhân dạng người giảng viên khoa NN&VH các nước nói tiếng Anh: một số vấn đề trao đổi.

ThS. Văn Thị Thanh Bình

Khoa NN&VH CNNTA

Báo cáo nhằm thảo luận những vấn đề sau: Giảng viên khoa NN&VH các nước nói TA đã nhìn nhận bản thân thế nào trong đời sống công việc? Cách nhìn nhận bản thân như vậy đã tác động đến kết quả công việc của họ với tư cách là người giảng viên như thế nào? Điều này cho thấy gì về môi trường việc làm và mối liên hệ giữa giảng viên và môi trường làm việc của họ? Từ đó báo cáo chỉ ra những tác động của nhân dạng người giảng viên đến các triển vọng phát triển nghề nghiệp.

6.2. Báo cáo 2: Yêu thương và trân quý bản thân trong phát triển nghề nghiệp của người giảng viên: một số gợi ý thực hành

  1. Stephen Whitehead

Tổ chức tư vấn giáo dục Whitehead Lee & Associates

Báo cáo làm rõ các khái niệm yêu thương và trân quý bản thân trong mối liên hệ với phát triển nghề nghiệp. Báo cáo cũng đưa ra những gợi ý các thực hành giúp giảng viên nâng cao hình ảnh bản thân trong mắt mình, từ đó giúp nâng cao khả năng ứng phó với những áp lực trong công việc đến từ phía người học, đơn vị quản lý và từ trong chính nội tâm của họ. Khi người giáo viên nhận thức rõ về bản thân, biết cách trân trọng, chăm sóc và quản lý bản thân, họ sẽ có nội lực để phát triển hơn nữa trong nghề nghiệp của mình.

  1. Thông tin về báo cáo viên

7.1. ThS. Văn Thị Thanh Bình

Cô Văn Thị Thanh Bình là giảng viên môn Trí tuệ cảm xúc và môn Văn học các nước nói tiếng Anh tại trường Đại học ngoại ngữ – Đại học quốc gia Hà Nội. Cô cũng đã quan sát, nghiên cứu, viết và giảng dạy về trí tuệ cảm xúc, hạnh phúc và tình yêu bản thân trong hơn hai mươi năm qua. Là một người giàu tình yêu thương và sự đồng cảm, cô hiện đang hỗ trợ phụ nữ, trẻ em và các bậc cha mẹ trong các vấn đề liên quan đến hạnh phúc và bình an.

7.2. TS. Stephen Whitehead

  1. Stephen Whitehead là chuyên gia về nhân dạng giới tính, nam giới, tính nam và giáo dục quốc tế. Ông là người đề xướng khái niệm Bao hàm toàn thể (Total Inclusivity) và là tác giả của 16 cuốn sách, trong đó tiêu biểu là Toxic Masculinity; Total Inclusivity at Work, The Relationship Manifesto The Many Faces of Men. Trong hơn 35 năm sự nghiệp với tư cách là nhà hoạt động giáo dục, ông đã tham gia giảng dạy và làm quản lý tại nhiều trường đại học ở Anh và châu Á như trường ĐH Leeds Metropolitans, ĐH Central Lancaster, ĐH Keele (Anh Quốc), ĐH Shih Hsin (Đài Loan), ĐH Chiang Mai (Thái Lan)… Ông là đồng sáng lập và là giám đốc của tổ chức Whitehead & Lee (tư vấn về giáo dục quốc tế) và tổ chức Đối tác thông minh (đào tạo và tư vấn về trí tuệ cảm xúc).

 

Trân trọng./.

COP Văn hóa & Truyền thông xuyên quốc gia