Giới thiệu chung về khoa

1. Giới thiệu chung

Tên khoa: Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh (Faculty of Linguistics and Cultures of English-speaking Countries)

Các ngành đào tạo:

  1. Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh phụ trách đào tạo ngành Văn hóa và Truyền thông Xuyên quốc gia bậc đại học.
  2. Khoa phối hợp với khoa Sư phạm tiếng Anh cùng đào tạo ngành Sư phạm tiếng Anh và ngành Ngôn ngữ Anh. Khoa chịu trách nhiệm về các môn học chuyên sâu về Ngôn ngữ học, Văn hóa, Văn học và Đất nước học cho sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4.
  3. Ngoài ra Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh phụ trách hai định hướng học thuật trong Ngành ngôn ngữ Anh, đó là:

Định hướng Quốc tế học cung cấp tri thức và góc nhìn lịch sử về các vấn đề và quá trình quốc gia-dân tộc, xuyên quốc gia, quốc tế và toàn cầu (bản sắc dân tộc, quản trị ký ức, di cư và các cộng đồng xuyên quốc gia, quan hệ quốc tế, bá quyền văn hóa, tài chính hóa nền kinh tế, cách mạng công nghiệp 4.0, v.v.). Từ đó, người học có thể tạo lập bản thân và phát triển sự nghiệp với các công việc đòi hỏi giao tiếp với con người và can thiệp vào xã hội trong bối cảnh đa văn hóa.

Định hướng Ngôn ngữ và văn hóa nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học Anh và văn hóa các nước nói tiếng Anh, đồng thời phát triển và nuôi dưỡng cho sinh viên đam mê nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa cũng như việc sử dụng ngôn ngữ trong đời sống xã hội. Sinh viên ở định hướng này có thể làm tốt những công việc có liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa như giảng dạy ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ học, ngoại giao, du lịch, khách sạn, báo chí truyền thông, xuất bản, quan hệ công chúng.

  1. GV của Khoa tham gia đào tạo hệ sau đại học các ngành Ngôn ngữ học Ứng dụng, Ngôn ngữ Anh và Lí luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN

2. Lời ngỏ từ Ban Chủ nhiệm

Tập thể cán bộ, giảng viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh luôn hướng đến sự phát triển của sinh viên làm mục tiêu chính. Khoa đã và đang nỗ lực xây dựng một đội ngũ giảng viên có trình độ học vấn cao, một môi trường dạy và học chuyên nghiệp, hiệu quả và thân thiện nhằm mang đến cho sinh viên sự trải nghiệm đáng giá nhất trong hành trình học tập, nghiên cứu của các em.

Những kiến thức và kĩ năng mà sinh viên có thể đạt được sau 4 năm học tập tại trường

Đối với SV ngành Văn hóa và Truyền thông Xuyên quốc gia:

  • Năng lực giao tiếp tiếng Anh đạt C1 theo CEFR
  • Kiến thức liên ngành ngôn ngữ, văn hóa – xã hội, báo chí – truyền thông, và phát triển từ góc nhìn lịch sử
  • Kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá, xử lý và tạo lập các hiện tượng, sản phẩm văn hóa và truyền thông
  • Nắm vững các xu hướng văn hóa, truyền thông địa phương, khu vực và toàn cầu để định hướng và thực hành nghề nghiệp
  • Ứng dụng công nghệ thông tin và các kỹ năng của thế kỷ 21 trong công việc
  • Tư duy toàn cầu, khả năng dẫn dắt, lãnh đạo về chuyên môn, khả năng học tập suốt đời

Đối với SV các ngành SPTA và Ngôn ngữ Anh

  • Kiến thức và kĩ năng thực hành tiếng theo khung chuẩn Châu Âu.
  • Kiến thức chuyên sâu về lý thuyết ngôn ngữ tiếng Anh
  • Kiến thức về đất nước-văn hóa các nước nói tiếng Anh.
  • Tình hình kinh tế- xã hội và hợp tác của các nước trong khu vực và trên thế giới như Toàn cầu hóa và các vấn đề đương đại, Vị thế của Trung Quốc hiện nay ở châu Á và trên thế giới, so sánh văn hóa Đông- Tây, etc.
  • Kĩ năng giao tiếp quốc tế
  • Kĩ năng áp dụng các kiến thức về ngôn ngữ để giải quyết các vấn đề liên quan trong thực tiễn công việc như Giao tiếp liên văn hóa; Tiếng Anh toàn cầu; Văn học và giao tiếp; Các nền văn minh thế giới.
  • Kĩ năng mềm như kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy phê phán

3. Triển vọng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp SV có thể làm việc trong những ngành nghề sau:

SV ngành Văn hóa và Truyền thông Xuyên quốc gia:

  1. Phóng viên, Biên tập viên, Nhân sự phụ trách xây dựng nội dung truyền thông, Cán bộ truyền thông
  2. Cán bộ hợp tác quốc tế, Cán bộ phụ trách văn hóa, Cán bộ quản lý dự án
  3. Nghiên cứu viên về văn hóa, ngôn ngữ, quốc tế học
  4. Giảng viên, Giáo viên, Nhân sự phụ trách đào tạo, truyền thông tại các cơ sở giáo dục
  5. Biên dịch viên, Phiên dịch viên
  6. Thư ký văn phòng, Trợ lý đối ngoại

SV các ngành SPTA và Ngôn ngữ Anh

  1. Cán bộ giảng dạy ngôn ngữ học, ngôn ngữ học ứng dụng, Quốc tế học và thực hành tiếng tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh và ngôn ngữ khác,
  2. Cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành ngôn ngữ, ngôn ngữ học ứng dụng, Quốc tế học
  3. Cán bộ đối ngoại hoặc phụ trách công tác báo chí truyền thông tại các cơ quan, ban ngành trung ương và địa phương.
  4. Biên tập viên cho các tạp chí, báo, nhà xuất bản văn hóa, chính trị
  1. Công việc liên quan tại các cơ quan kinh doanh, tổ chức sự kiện

4.“Tâm thư”

75627387_2706751572680640_8818557998973583360_o

Sinh viên định hướng Ngôn ngữ học Tiếng Anh lớp QH12E14: “Ấn tượng của em là các thầy cô trong khoa dành cho chúng em sự ưu ái đặc biệt, thường xuyên quan tâm trong khi còn đi học cũng như khi chúng em đã ra trường. Các cô còn giới thiệu nhiều cơ hội việc làm cho chúng em nữa.”

Sinh viên định hướng Quốc tế học: “Học kiến thức ở Quốc tế học không làm mình thành nerd mà giúp mình hiểu biết hơn, định vị bản thân tốt hơn. Học rộng hơn không làm mình mất phương hướng mà giúp mình biết nhiều hơn và tự chọn cho bản thân mình cái phù hợp chứ không phải học rồi đi làm theo một lộ trình đã biết trước kết quả. Một trải nghiệm làm mình hạnh phúc và tự hào đó là khi mình quan sát các bạn học của mình: vẫn những kiến thức học cùng nhau trên lớp đó thôi, những mỗi người lại được đẩy đi rất xa bởi những nhánh quan tâm khác nhau: chính trị, bình đẳng giới, quyền trẻ em, ... Mình vui vì được sống giữa những sự đa dạng như vậy. QTH cũng khiến mình trở thành người có trách nhiệm với xã hội hơn và cố gắng sống tử tế hơn. Bài học về diễn ngôn, childhood, filipino seamen, ... không dừng lại ở bài kiểm tra cuối kỳ mà thực sự đi theo mình sau đó nữa. Nó khiến mình cẩn trọng hơn trước mỗi vấn đề xã hội, cẩn trọng hơn trước khi phán xét và thù ghét một ai đó, khiến mình trân trọng những gì mình đang có hơn, ... Nếu chọn lại, mình vẫn sẽ chọn QTH ở Ulis (...).”

5. Các hình ảnh hoạt động

gặp gỡ sv

Gặp gỡ giữa sinh viên định hướng Ngôn ngữ học hai khóa đầu tiên (QH12 và QH13)

thi nấu ăn

Đại diện khoa NN&VH CNNTA tham gia thi nấu ăn mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

thi văn nghệ

Đội văn nghệ khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

ngày hội khoa

Ngày hội khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh

sản phẩm trưng bày

Sản phẩm trưng bày trong hội trại kỷ niệm 60 năm thành lập ĐHNN-ĐHQGHN

74205799_10221643246372937_11327667005554688_o

Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập khoa

kỷ niệm 20 11

Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 

sinh viên tham quan bảo tàng

Buổi tham quan Bảo tàng Mỹ thuật của giảng viên và sinh viên Quốc tế học QH2019

Anh To Dat nuoc hoc

Lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên của định hướng Quốc tế học

hội thảo mở ngành

Hội thảo mở rộng về Xây dựng ngành đào tạo Văn hóa và Truyền thông Xuyên quốc gia tháng 5/2022

6. Thông tin liên hệ

Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Các nước nói tiếng Anh

Địa chỉ: Tầng 5 Nhà B2, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 02466808713

Email: flce.ulis@gmail.com

Bài viết liên quan