CoP Ngôn ngữ học ứng dụng: Tọa đàm chuyên môn “Chia sẻ kinh nghiệm công bố quốc tế trong lĩnh vực Ngôn ngữ học ứng dụng”

Tọa đàm 29.03 - Copy 2

THÔNG BÁO VỀ TỔ CHỨC TỌA ĐÀM CHUYÊN MÔN

 Chủ đề tọa đàm

Chia sẻ kinh nghiệm công bố quốc tế trong lĩnh vực Ngôn ngữ học ứng dụng

 

Trong thời gian qua, trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN đã có rất nhiều chương trình nhằm khuyến khích và hỗ trợ cán bộ, giảng viên trong công bố quốc tế. Hoạt động thành lập các công đồng chuyên môn và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh là hai trong nhiều ví dụ điển hình. Trong các nhóm nghiên cứu, các cộng đồng chuyên môn không thể thiếu vai trò khởi xướng, dẫn dắt của các giảng viên đồng thời là các nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm.

Cộng đồng chuyên môn NNHUD trân trọng kính mời các thầy cô cán bộ, giảng viên quan tâm tham dự tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm công bố quốc tế trong lĩnh vực NNHUD” với diễn giả là TS. Hoàng Thị Hạnh và TS. Nguyễn Thị Minh Tâm, khoa NN&VH CNNTA. Tọa đàm được tổ chức với mục đích để các cán bộ, giảng viên trong trường cùng chia sẻ, thảo luận về kinh nghiệm công bố quốc tế từ những dự án nghiên cứu cá nhân, cộng tác trong nhóm nghiên cứu và với học viên, sinh viên của mình. Từ đó, tọa đàm đưa ra một số gợi ý thực hành góp phần giúp cán bộ, giảng viên định hình bản sắc cá nhân trong nghiên cứu và bồi đắp nền tảng học thuật cho cộng đồng chuyên môn mà mình đang tham gia.

Thông tin cụ thể về tọa đàm

  1. Thời gian tổ chức tọa đàm

14:00 – 17:00 ngày Thứ Tư, 29.03.2023

  1. Hình thức tổ chức

Tọa đàm trực tuyến trên Zoom

(Meeting ID: 975 2695 8685, passcode: td2903)

Quý Thầy/Cô tham dự tọa đàm vui lòng đặt tên theo cú pháp: [Đơn vị phòng ban/khoa/bộ môn – Họ và tên]

  1. Dự kiến thành phần tham dự
  • Diễn giả 1: TS. Hoàng Thị Hạnh, khoa NN&VH CNNTA
  • Diễn giả 2: TS. Nguyễn Thị Minh Tâm, khoa NN&VH CNNTA
  • Và các thành viên COP NNHUD cùng cán bộ và giảng viên quan tâm trong trường
  1. Nội dung tọa đàm

Chia sẻ kinh nghiệm trong tiến hành nghiên cứu và công bố quốc tế từ những công trình nghiên cứu cá nhân, cộng tác với nhóm nghiên cứu và với học viên, sinh viên thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ học ứng dụng.

  1. Link đăng ký tham dự: TẠI ĐÂY hoặc Quét mã QR để đăng ký
  2. Tóm tắt báo cáo nội dung báo cáo

6.1. Báo cáo 1: Chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, xuất bản cùng sinh viên và đồng nghiệp (Diễn giả: TS. Hoàng Thị Hạnh; Khoa NN&VH CNNTA)

Trí tuệ và sự sáng tạo của sinh viên là một nguồn lực lớn. Nguồn lực đó kết hợp với sự dẫn dắt của giảng viên có thể tạo nên những thành quả đáng khích lệ. Trong bài nói này, tác giả chia sẻ kinh nghiệm về quá trình hướng dẫn sinh viên và học viên cao học làm khóa luận tốt nghiệp và luận văn và cách cùng sinh viên/học viên phát triển sản phẩm nghiên cứu thành bài xuất bản trong nước và quốc tế. Thông qua tọa đàm, tác giả cũng mong muốn được kết nối với các đồng nghiệp để cùng phát triển các đề tài nghiên cứu.

6.2. Báo cáo 2:  Kiến tạo bản sắc cá nhân và bồi đắp nền tảng học thuật trong công bố khoa học (Diễn giả: TS. Nguyễn Thị Minh Tâm; Khoa NN&VH CNNTA)

Nghiên cứu khoa học và công bố các sản phẩm nghiên cứu là nhiệm vụ bắt buộc của 1 giảng viên ĐH, là niềm đam mê, nhưng cũng là sự trăn trở của nhiều GV. Với các yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm NCKH và kết quả công bố, việc hình thành các hướng đào tạo và nghiên cứu mới, không thể phủ nhận rằng tất cả GV đều cần nỗ lực có những giải pháp để không chỉ hoàn thành số giờ NCKH theo quy định, mà cần công bố những công trình có ý nghĩa kiến tạo bản sắc cho cá nhân, đồng thời góp phần định hình và bồi đắp nền tảng học thuật cho cộng đồng chuyên môn mà họ đang tham dự. Trong báo cáo này, TS Nguyễn Thị Minh Tâm chia sẻ một số trải nghiệm về việc công bố trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng từ những dự án nghiên cứu của cá nhân, cùng nhóm nghiên cứu và cùng học trò. TS Nguyễn Thị Minh Tâm cũng có những chia sẻ về cuốn sách sắp ra mắt “Ngôn ngữ học chức năng hệ thống và những ứng dụng nghiên cứu trên ngữ liệu văn hóa và truyền thông”, với các chương sách là công trình nghiên cứu của cá nhân và từ tập hợp các khóa luận tốt nghiệp của SV do cô hướng dẫn.

  1. Thông tin về diễn giả

7.1. Diễn giả 1: TS Hoàng Thị Hạnh hiện là Phó trưởng khoa NN&VH các nước nói tiếng Anh đồng thời là Trưởng bộ môn Văn học – Giao tiếp liên văn hóa.  Cô quan tâm nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Giao tiếp liên văn hóa, Ngôn ngữ học xã hội và Phương pháp giảng dạy. TS. Hoàng Thị Hạnh đã dành nhiều thời gian trong những năm qua cùng làm việc với đồng nghiệp và học trò công bố các công trình khoa học. Hầu hết các xuất bản của cô đều có sự cộng tác của sinh viên hoặc đồng nghiệp.

Một số công bố quốc tế có cộng tác với sinh viên, đồng nghiệp gần đây:

[1]. Đặng Thu Phương, Hoàng Thị Hạnh (2021). Negotiating and performing Vietnamese cultural identity using memes: A multiple case study of Vietnamese youth. In E. K. Ngwainmbi (Ed.), Compromised identities: The role of social media in dismantling ethnic and national borders. Palgrave Macmillan (chương sách đã xuất bản liên quan đến KLTN SV)

[2]. Hoàng, T. H. & Phạm, T. N. T. (2019). Hierarchy in high school English classrooms in Vietnam: Power relationships and learning opportunities. In R. Chowdhury & L. K. Yazdanpanah (Eds.), Identity, equity and social justice in Asia Pacific education, (pp. 137-155). Clayton,Victoria: Monash University Press. (chương sách đã xuất bản liên quan đến KLTN SV)

[3].  Hoàng Thị Hạnh, Nguyễn Chí Đức (accepted/in progress). English proficiency requirement for high-school teachers in Vietnam: Voices from “losers.” In S. Boun & S. Duran (Eds.) English Education in Southeast Asian Contexts: Policy, Practice, and Identity. Maryland: Lexington Books. (chương sách chuẩn bị xuất bản cùng đồng nghiệp).

[4]. Hoàng Thị Hạnh, Nguyễn Hồng Hạnh (accepted/in progress). Perspectives of Vietnamese Facebook users towards LGBT Parade expressed under posts about Hanoi Pride Parade. In E. K. Ngwainmbi (Ed.). Social media, youth, and the Global South.  Palgrave MacMillan (chương sách chuẩn bị xuất bản liên quan đến KLTN SV).

[5]. Vũ Phương Hạnh, Hoàng Thị Hạnh (accepted/in progress). Twitter users’ perceptions on some  countries’ censorship of the same-sex kiss scene in Disney’s Lightyear (2022). In E. K. Ngwainmbi (Ed.). Social media, youth, and the Global South.  Palgrave MacMillan (chương sách chuẩn bị xuất bản liên quan đến bài luận hết môn của Học viên cao học).

[6]. Đỗ Như Quỳnh, Hoàng Thị Hạnh (accepted/in progress). The construction of language teacher identity among graduates from other majors in Vietnam. English Teaching & Learning. (Bài báo đã được nhận đăng liên quan đến Luận văn của Học viên cao học)

7.2. Diễn giả 2: TS Nguyễn Thị Minh Tâm hiện là giảng viên, Trưởng bộ môn Ngôn ngữ học tiếng Anh, Trưởng khoa NN&VH các nước nói tiếng Anh. Lĩnh vực nghiên cứu chính của cô là Ngôn ngữ học chức năng hệ thống, Ngôn ngữ học ứng dụng và Kiểm tra đánh giá hỗ trợ sự phát triển tư duy bậc cao cho sinh viên.

Một số công trình tiêu biểu

[1] Promoting students’ reviewing skill in foreign language writing through genre-based activities in linguistic classes, 2022, Journal of Foreign Language Teaching and Learning 7(2), 300-328 https://doi.org/10.18196/ftl.v7i2.15231

[2] Using problem-based tasks to promote higher-order thinking skills for TESOL MA students in Vietnam, 2021, Interdisciplinary Journal of Problem-based Learning, 15(1). https://doi.org/10.14434/ijpbl.v15i1.28772

[3] The influence of explicit higher-order thinking skills instruction on students’ learning of linguistics, 2017, Thinking Skills and Creativity (ELSEVIER) ISSN: 1871-1871

[4] Biển hướng dẫn du lịch tại một số khu du lịch của Việt Nam: Khảo sát từ quan điểm của ngôn ngữ học chức năng, 2017, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư  ISSN: 1859-3135

[5] The Notion of Clause Complex in Systemic Functional Linguistics, 2013, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Ngoại ngữ, ISSN: 0866-8612

[6] An SFL approach in ESP classes: a case in Vietnamese universities, 2013, Journal of the IATEFL: Journal of Professional and Academic English, ISSN:1754-68507.2.

 

Trân trọng thông báo./.

COP Ngôn ngữ học ứng dụng